Một số loại sâu bệnh trên cây măng cụt và cách phòng chống

Có thể nói hiện nay cây măng cụt không còn xa lạ gì với chúng ta nữa rồi, quả của nó có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người chính vì thế mà nó được trồng khá phổ biến. Cây măng cụt còn có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, khá dễ trồng nữa nên khi trồng ta không mất quá nhiều thời gian để chăm sóc nó, tuy nhiên trong quá trình trồng cây cũng sẽ phát hiện ra một số loại sâu bệnh gây hại rình rập sự phát triển. Vậy đó là những loại sâu bệnh nào và cách phòng chống ra sao? Hãy cùng tôi tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

Một số loại sâu bệnh hại cây và cách phòng chống chúng

Bệnh sượng trái, xì mủ

Đây là bệnh chủ yếu gây hại cho quả măng cụt mà thôi nó khá phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cây trồng. Biểu hiện dễ nhìn thấy nhất ở bệnh này chính là triệu chứng vỏ cây bị rỉ mù và thị trái lúc này sẽ bị sượng. Vậy để phòng chống bệnh ta cần phải đảm bảo luôn giữ cho vườn cây được khô thoáng nhất đặc biệt là với mùa mưa, cần phải xử lý kịp thời tránh việc cây bị ẩm ướt quá nhiều. Nếu được nên kích thích hoa ra sớm hơn trước khi mùa mưa bắt đầu nhé như thế thì quả cũng sẽ thu hoạch sớm hơn hạn chế được tình trạng bệnh như trên.

Bệnh thán thư

Đây là căn bệnh do nấm sinh trưởng gây ra nó sẽ tác động trực tiếp đến toàn bộ lá, cành và cả quả của cây nữa. Nếu như xuất hiện trên lá măng cụt thì nó sẽ tạo nên những đốm cháy mà nâu và nếu như trên lá có quá nhiều đốm này thì sẽ dẫn đến hiện tượng cháy lá. Còn nếu như bệnh phát triển trực tiếp trên quả thì nó sẽ khiến quả có những đốm màu nâu đen dần dần quả sẽ bị khô héo thối và rụng xuống gốc cây. Loại nấm này tồn tại trên cây và sẽ bị lây lan qua hình thức lân nhiễm nhờ gió và nước. Đặc biệt vào những ngày trời mưa điều kiện khí hậu ẩm ướt thì nó còn khiến cho bệnh lây lan nhanh chóng không có biện pháp tiêu diệt thì sẽ ảnh hưởng đến cả vườn cây đấy.

Biện pháp phòng chống bệnh này trên cây măng cụt chính là trồng cây ở nơi thoáng và luôn tỉa cành héo hay tỉa bớt cành lá để tạo sự thông thoáng nhất định cho cây nhé. Khi phát hiện cây bị bệnh cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẵn có như Carbenzim, thio m… để phun trực tiếp lên lá và quả khi quả còn non nhé,. Sau 1 thời gián quả trưởng thành lúc này thuốc cũng sẽ mất tác dụng và không ảnh hưởng đến quả nữa.

Bệnh bồ hóng

Bệnh thường được phát hiện trên những cành non mới ra và triệu chứng điển hình chính là những bấm tơ trắng hồng bao phủ toàn bộ cành và chồi non. Những vệt này nếu để lâu hay để phát triển quá nhiều thì sẽ dẫn đến khô cây và chết. Thường bệnh sẽ xuất hiện khi thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa khô. Để phòng chống căn bệnh này thì chả còn cách nào khác ngoài việc phun thuốc bảo vệ ở gốc để phòng trừ bệnh phát triển lây lan.

Bệnh chết nhánh

Căn bệnh này cũng phát triển khá phổ biến nó xuất hiện nhiều nhất là trên thân và cành với biểu hiện là những vết loét hay u sần có khi còn bị chảy nhựa ra nữa. Nếu để nặng không chữa trị thậm chí cây măng cụt của chúng ta còn bị chết nữa.

Để phòng chống bệnh hãy để ý những cành bị chết rồi cắt bỏ trực tiếp nó sau đó tiêu hủy toàn bộ, phun thuốc chống ngay ở giai đoạn đầu ở ngay đầu mùa mưa nhé.

Xem thêm: Cây ăn quả độc đáo khác như cây việt quất, cây việt quất độc đáo cho quả ngon ngon: Chi tiết về cây việt quất tại https://bit.ly/2No075a

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *