Hoa thiên lý là một loại hoa đẹp dễ trồng cây thân leo, không những được ưa trồng bởi cây cho bóng mát, hoa vàng đưa hương thơm ngát mà còn sử dụng chế biến các món ăn bổ dưỡng cho gia đình. Vị hoa thiên lý ngọt và thanh mát, dễ ăn, giàu giá trị dinh dưỡng, vitamin, sắt và khoáng chất tốt cho sức khỏe nên được các bà nội trợ ưa chuộng.
Tuy rằng kỹ thuật trồng hoa thiên lý rất đơn giản, nhưng việc chăm sóc và thu hoạch thì lại cần nắm chắc để có được năng suất cao.
Kỹ thuật chăm sóc hoa thiên lý
Tưới nước
Để phát triển tốt, hoa thiên lý cần được tưới nhiều nước, tuy nhiên cũng tránh để tình trạng cây bị thừa nước gây úng rễ hoặc đất quá khô khiến cây không thể tốt tươi. Vào mùa mưa, để tránh ngập úng, cần vun luống cho cây cao 1/2m để tránh ngập úng
Tưới cây mỗi ngày 2 lần trong 1 tuần sau trồng cây. Sau đó có thể tưới nước cách 2 – 3 ngày một lần, nhưng vẫn phải đảm bảo giữ độ ẩm cho đất để cây phát triển tốt, đặc biệt là vào giai đoạn cây sắp ra hoa.
Bón phân
Giai đoạn 1: Tiến hành bón cho cây bằng phân bón phức hợp DAP sau khi trồng thiên lý được 2 tuần, pha nước tưới cách gốc 50cm để giúp bộ rễ cây sinh trưởng và bám đất tốt hơn.
Giai đoạn 2: Tiến hành bón thúc lần 1 khoảng 1 tháng sau trồng, với phân đạm + ure pha loãng với nước tưới vào gốc và phun sương cho cây.
Gai đoạn 3: Sau khi bón thúc lần 1 thì tiếp tục bón thúc các lần tiếp theo với 200g phân NPK cho mỗi gốc cây với quy trình mỗi lần cách nhau 10 – 12 ngày.
Giai đoạn cây ra hoa: Ở giai đoạn này thì cần bón phân định kỳ cho cây hàng tháng bằng phân chuồng ủ hoại hoặc phân NPK bón trực tiếp vào gốc cây.
Giai đoạn sắp thu hoạch: Khoảng 15 ngày trước thu hoạch hoa, cần tăng cường bón phân lân và kali
Giai đoạn sau thu hoạch: Sau mỗi đợt thu hoạch bông thiên lý thì cần phải bón thúc thêm phân chuồng ủ hoại, rơm rạ, mùn mục hoặc tro trấu vào xung quanh khu vực gốc cây với lượng phân chuồng từ 15 – 25kg 1 gốc cây. Nếu bón phân NPK thì mỗi gốc cần phải bón 300g phân vào gốc rồi tưới nước để cây tiếp tục phát triển.
Cắt tỉa
Khi các nhánh dây thiên lý bắt đầu mọc tỏa ra khắp giàn, để tránh các dây leo chồng chéo lên nhau, cần chủ động dẫn nhánh trải đều trên mặt giàn. Kiểm tra cắt tỉa bớt các lá già, cành rậm rạp để hạn chế sâu bệnh và rầy rệp gây hại.
Phòng trị sâu bệnh ở hoa thiên lý
Bọ trĩ, rệp là những loại sâu bệnh gây hại cho hoa thiên lý, đặc biệt là khi trời nắng nóng
Cần tưới nước đầy đủ, tránh để cây bị thiếu thước, nếu phát hiện sâu bệnh phải bắt giết ngay hoặc sử dụng thuốc Supracide để phun
Ngoài ra cây thiên lý còn có thể bị thối gốc, thối rễ, teo hoa vào mùa mưa khiến năng suất và chất lượng giảm đáng kể. Để khắc phục bệnh hại này thì cần phải chú ý kỹ ở khâu làm đất, vun gốc, chú ý nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng, thường xuyên cắt tỉa bớt các lá già và cành để giàn hoa thiên lý thông thoáng. Nếu mật độ bệnh hại nặng thì có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Aliettel, Benlat C, Ridomil,… để phun trên mặt lá và tưới vào gốc bị bệnh.
Ngoài các loại hoa độc đáo chúng tôi còn cung cấp các loại hao truyền thông trồng gian leo như hoa thiên lý, hoa hồng leo, hoa cát đằng, đặc biệt leo truyền thống còn có hoa giấy, cây hoa giấy đẹp mang đến nhiều sắc màu cho hông gian hoa của bạn.