Cây vối – công dụng của cây vối
Nói đến cây vối không ai là không biết, cây vối gắn với tất cả mọi người chúng ta từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành. Cây vối được biết đến với một loại cây để nấu nước khá dân dã từ xa xưa đến tận thời nay nhiều người vẫn thích. Để hiểu rõ hơn về cách trồng và chăm sóc cây vối hãy cùng tôi đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Nguồn gốc xuất xứ của cây vối
- Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus
- Thuộc họ Sim
- Nguồn gốc: được tìm thấy chủ yếu ở miền nhiệt đới nước ta, chủ yếu ở miền Bắc.
Đặc điểm của cây vối
- Thân cây dạng gỗ, chiều cao trung bình của cây từ 5 đến 6m, đường kính của cây lên đến 60cm. Nếu cây được chăm sóc trong môi trường tốt từ nhiệt độ lẫn độ ẩm cây còn phát triển hơn nữa.
- Lá vối thuôn dài, giống với lá cây quả roi, nhọn ở phần đầu lá, phiến lá dai và khá cứng. Cuống lá dài chừng 1 đến 1,5cm, lá vối có 2 loại lá nếp và lá tẻ. Lá tẻ thường to hơn lá nếp, lá có màu xanh mát, to bằng bàn tay người, có dạng hình thoi.
- Hoa vối thường mọc thành chùm trông khá bắt mắt, chùm khá nhiều hoa nên nhìn gần như hoa không có cuống. Hoa vối chủ yếu nở vào mùa xuân, cũng có loại nở muộn vào đầu hè. Hoa vối có hai màu có khi mang một màu trắng tinh khôi có khi là màu lục nhạt. Nhiều người thích uống hoa, nụ vối hơn lá vối.
- Khi hoa tàn xuất hiện quả, quả có màu đỏ thẫm, vị chát có khi có cả vị đắng. Quả vối hình trứng, mỗi quả có đường kính từ 7 đến 12mm, quả đến khi chín có màu tím thẫm bên trong chứa dịch.

Công dụng của cây vối
- Bên trong lá vối có chứa chất tanin rất tốt cho sức khỏe con người. Có tác dụng bảo vệ và chống lại các chất kích thích ảnh hưởng đến đường ruột. Không những thế trong tinh dầu vối còn chứa một số chất kháng sinh nên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại đến sức khỏe con người.
- Lá vối còn có tác dụng như một thần dược trong việc điều trị một số bệnh như đại tràng, viêm loét dạ dày và một số bệnh ngoài da khác…
- Lá vối tươi tốt hơn lá vối phơi khô, lá vối tươi đem lại hiệu quả cao nhất. Lá vối nấu nước thì các chất trong lá mới không bị mất đi tinh chất trong lá vối. Nấu nước vối tươi có thể chữa một số bệnh bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da ngứa lở loét…Nhiều người còn sử dụng nước vối tươi để gội đầu chữa bệnh chốc đầu khá hiệu quả.
- Nước vối được coi là loại nước giải nhiệt cho mùa hè oi bức khiến con người cảm thấy khoan khoái. Được nhâm nhi một cốc nước vối đá mùa hè giúp con người cảm giác mát mẻ, xua tan cái nóng của mùa hè. Nước vối có màu nâu nhẹ, lúc đầu uống có vị đắng nhẹ sau chuyển vị ngọt, hương thơm khá quyến rũ.
- Những bệnh nhân tiểu đường uống nước vối trong vòng 3 tháng sẽ giảm được lượng tiểu đường đáng kể. Nước vối giúp hạn chế lượng đường huyết tăng lên. Lá vối kết hợp với các loại lá khác chữa các bệnh đau bụng đi ngoài, viêm đại tràng hoặc các chứng khó tiêu…
Cách trồng và chăm sóc cây vối
- Cây vối có thể trồng quanh năm, nhưng nên trồng vào mùa mưa hoặc mùa xuân, thời điểm này cây có khả năng sống cao và phát triển nhanh nhất.
- Đất trồng: nên chọn loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, chọn loại đất có khả năng thoát nước tốt để cây không bị ngập úng.