Cây hoa ngọc nữ – cách trồng và chăm sóc cây hoa ngọc nữ
Cây hoa ngọc nữ là biểu tượng nói lên nét đẹp dịu dàng, duyên dáng của người con gái xinh như tiên nữ. Loài hoa này không chỉ đẹp vẻ bề ngoài lộng lẫy, thuần khiết mà còn ẩn chứa trong đó là vẻ đẹp kiều diễm, mỹ miều của phái nữ. Từ trước tới nay cây hoa ngọc nữ đa và đang được nhiều người yêu thích để trang trí, làm đẹp cảnh quan. Hãy cùng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về loài cây hoa ngọc nữ này nhé.

Đặc điểm nổi bật của cây hoa ngọc nữ
- Tên khoa học là Clerodendron thomsonae
- Họ thực vật Verbenaceae
- Nguồn gốc xuất xứ ở Tây Phi
- Thân cây dạng leo, màu sắc hoa rất đẹp, cây cho hoa nở quanh năm. Thân cây leo cao, chiều cao cây từ 2-5m. Cây phân chia nhiều cành nhánh, cành cây còn non được phủ một lớp lông tơ mềm mịn, cành vươn cao.
- Lá có hình trứng rộng, các mép lá nguyên mọc đối xứng, gốc lá hình trái tim thuôn nhọn phần đầu, mặt trên của lá có lớp lông phủ mịn.
- Mỗi gốc hoa có lá bắc nhiều người mới nhìn tưởng hoa nhưng không phải nhé. Lá màu trắng có lớp lông mịn, cánh lá khá dày và phồng lên dạng màng phần gốc hợp lại thành các ống ngắn.
- Hoa có màu đỏ thắm, các cánh hoa chia làm 5 thùy hình trái xoan, có bông có tới 4 chiếc nhị thò ra ngoài. Hoa ngọc nữ cho màu sắc rất tự nhiên, hoa gần như nở quanh năm.
Tác dụng của cây hoa ngọc nữ
- Thân cây thuộc dạng thân leo, màu sắc hoa tươi mới khá đẹp hoa lại nở quanh năm nên được khá nhiều người ưa chuộng. Trồng chủ yếu ở sân vườn, ban công, hàng rào, tường leo, công viên, nhà hàng, khách sạn,…Có tác dụng trang trí làm giảm đi sự thô kệch của ngôi nhà, giúp ngôi nhà trở lên thơ mộng hơn.
- Mỗi khi ngắm nhìn cây hoa ngọc nữ sẽ giúp tinh thần thoải mái, giảm áp lực căng thẳng trong công việc. Chính vì vậy mà cây hoa này thường được thấy trong các văn phòng, nơi làm việc, trường học,…
Cách trồng và chăm sóc cây hoc ngọc nữ
- Nhân giống: cây hoa ngọc nữ chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Lựa chọn các cành bánh tẻ không quá già cũng không quá non. Cành khỏe mạnh, mập mạp, nếu chọn cành đang có hoa thì càng tốt nhé. Khi chuẩn bị trồng ta nên chọn cành nhúng vào dung dịch chất dinh dưỡng để kích thích mọc rễ để rễ mọc ra nhanh chóng nhé.

- Đất trồng: đất trồng cũng nắm giữ một phần khá quan trọng trong việc hình thành sự phát triển của cây. Lựa chọn loại đất trồng có độ tơi xốp, đầy đủ chất dinh dưỡng, đất còn có khả năng thoát nước nữa nhé.
- Tưới nước: việc tưới nước cho cây cũng cần được chú trọng nhé. Bởi nếu cây bị thiếu nước sẽ kém phát triển, khô héo. Nên tưới nước đều đặn cho cây 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát.
- Bón phân: việc bón phân cho cây cũng khá cần thiết. Khi thấy xuất hiện trên cây lá bị héo, cành có vẻ khô cằn, hoa nhanh tàn và cây cho ít hoa bạn nên tìm hiểu xem cây bị sâu bệnh hay thiếu chất dinh dưỡng nhé. Nếu cây bị sâu bệnh cần tìm ra loại sâu bệnh hại cây. Còn thiếu chất dinh dưỡng nên bón loại phân hữu cơ, thêm phần chuồng hoại mục bón ít một không bón nhiều một lúc.
- Cắt tỉa: cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, lá héo úa, hoa nở đã tàn để cây cung cấp dinh dưỡng nuôi các mầm khác.