Đặc điểm cây nhãn muộn Hà Tây
So với các loại giống nhãn khác thì nhãn muộn Hà Tây cho thời gian chín muộn hơn 1 tháng. Tuy cây cho thu hoạch muộn hơn nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng của chúng, quả vẫn có vị ngon và ngọt tuyệt vời. Hiện nay, giống nhãn muộn còn được trồng ở nhiều nơi mà vẫn cho năng suất cao và chất lượng tốt không kém khi trồng ở Hà Tây.
Tên khoa học của cây nhãn muộn Hà Tây là Dimocarpus iongan. Vào năm 2007, giống nhãn này còn được Bộ nông nghiệp cấp cho thương hiệu giống nhãn quý. Cây có sức sống rất mạnh nên bạn không cần chăm sóc quá cầu kỳ mà cây vẫn sinh sống tốt.
Vào cuối tháng 9 cây bắt đầu cho thu hoạch quả. Qủa khá to và đồng đều nhau, cùi bên trong dày và mọng nước, hạt nhỏ. Vỏ nhãn mỏng, khi chín có màu nâu sáng.
Cách trồng cây nhãn muộn Hà Tây
Tiêu chuẩn chọn giống: Nên chọn cây giống có bộ lá xanh tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh, cây có chiều cao trên 70cm và đường kính gốc cây khoảng 0,8m.
Thời vụ trồng cây: Có thể trồng cây nhãn muộn quanh năm. Tuy nhiên nếu bạn trồng vào mùa khô thì cần tưới nước đều cho cây và khi trồng nên tránh trồng vào lúc có ánh nắng gắt, nên trồng vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Còn nếu bạn trồng vào mùa mưa thì cần xử lý thoát nước cho cây vì bộ rễ cây còn đang giai đoạn phát triển, rất yếu nên không chịu được ngập úng.
Đất trồng: Cây thích hợp trồng ở đất thịt pha nhẹ, tơi xốp và thoát nước tốt. Trước khi đào hố trồng nên làm sạch cỏ dại, xới tơi đất.
Đào hố trồng cây: Đào hố hình vuông có kích thước tối thiểu khoảng 60x60x60cm. Mỗi hố cách nhau một khoảng là 5 – 6m. Hàng cách hàng khoảng 6m.
Tiến hành làm phân bón lót cho cây. Trộn đều đất với phân chuồng hoai mục, phân lân, vôi bột để làm phân bón lót cho cây. Cần đào hố và chuẩn bị phân bón lót trước khi trồng khoảng 15 – 20 ngày.
Trồng cây nhãn muộn Hà Tây
Nhặt sạch cỏ dại nếu có trên hố trồng. Xới tơi đất lên rồi đào một hố to hơn bầu đất ở chính giữa. Đặt cây con vào hố sao cho mặt bầu đất thấp hơn mặt đất một khoảng 5cm. Vun đất xuống rồi nén chặt đất quanh gốc. Dùng rơm rạ để ủ gốc cây, giúp cây không bị mất nước nhiều, luôn giữ được độ ẩm cần thiết. Dùng cọc tre để cố định cây luôn đứng thẳng. Tưới nước quanh gốc cho cây luôn.
Chăm sóc cây nhãn muộn Hà Tây
Tưới nước: Thời kỳ cây mới được trồng, cây cho hoa đậu quả, khi quả sắp chín là thời điểm cây cần nước nhất. Nên tưới vào lúc sáng sớm hay lúc chiều tối, không nên tưới vào lúc trưa nắng sẽ làm cây bị sốc nhiệt làm chậm quá trình sinh trưởng của cây. Vào mùa mưa, nếu mưa nhiều ngày liên tiếp thì phải xới váng giúp cây thoát nước nhanh chóng.
Cắt tỉa tạo tán: Khi cây cao khoảng hơn 1m thì tiến hành cắt cành ngọn để cây cho những cành nhánh mọc đều ra bốn phía. Việc cắt tỉa sẽ làm hạn chế chiều cao để chúng ta tiện chăm sóc, cây cho nhiều chùm quả.
Sau khi thu hoạch, cần cắt bỏ cành vượt, cành sâu bệnh, cành khô, cành tăm giúp cây hạn chế sâu bệnh nảy sinh, tiêu hao một phần dinh dưỡng không cần thiết. Khi cây cho hoa và đậu quả thì nên cắt bỏ những chùm hoa bị sâu bệnh, chùm hoa xấu hay những quả bị dị tật.
Thu hoạch nhãn muộn Hà Tây
Khi chín quả có vỏ mỏng và nhẵn, vỏ có màu chuyển sang màu nâu vàng. Nên thu hoạch vào những lúc tạnh ráo, râm mát để giữ nguyên được chất lượng quả. Dùng kéo chuyên dụng để cắt từng chùm một rồi đặt nhẹ nhàng vào giỏ.
Xem thêm: Các giống cây nhãn các loại tại: Cây nhãn giống giongcayanqua.edu.vn