Cây tùng thường được trồng để làm cảnh trong khuôn viên nhà. Chúng không chỉ giúp làm đẹp cho ngôi nhà mà trong phong thủy, người ta quan niệm tùng mang lại nhiều tài lộc. Hiện nay, ở Việt Nam có 6 loại cây tùng được trồng để làm cảnh.
Tùng la hán có chiều cao khoảng 15-20cm với những chiếc lá màu xanh, nhỏ.
Tùng côi cũng có chiều cao giống tùng la hán, cao khoảng 15-20cm. Lá của chúng có hình lá kim, gần giống với lá cây thông nhưng ngắn hơn, dày hơn.
Tùng liễu thường được trồng ở gần hồ nước bởi cành của chúng thường rủ xuống với những chiếc lá hình kim trông rất đẹp.
Tùng bách tán có thân cao tầm 20cm và mọc thẳng. Cành của chúng mọc quanh thân cây, tạo thành nhiều tán và nhiều tầng. Tán lá xếp theo từng tầng từ gốc cho tới ngọn.
Bạch đầu tùng còn có tên gọi khác là cây thông nàng. Chúng không có thân cao như những loại tùng khác, mà có thân nhỏ hơn. Lá của chúng là lá kim, khi khô chúng không rụng xuống mà vẫn ở trên cành nên làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Chính vì thế nên bạch đầu tùng rất ít gia đình trồng để làm cảnh.
Tùng đuôi ngựa (cây thông nhựa) gồm 3 loại đó lá thông 2 lá, thông 3 lá và thông 5 lá. Tuy nhiên, trong 3 loại đó thì thông 5 lá là quý nhất.
Cách trồng cây tùng
Nhân giống cây tùng: Chủ yếu sử dụng phương pháp chiết cành hoặc giâm cành. Chọn cành giâm cao khoảng 15-20cm rồi trồng trong đất đã chuẩn bị sẵn. Đặt cành giâm vào nơi có bóng râm khoảng 1 tháng rồi đem ra nắng. Khi cây con cao khoảng 80cm thì có thể trồng vào chậu. Nếu bạn trồng vào bầu đất thì nên chọn đất thịt để trồng, bởi khi đánh cây con để trồng chậu, đất không bị vỡ.
Đất trồng phải là đất thịt pha cát, xơ dừa và xỉ than. Với xỉ than nên đập nát viên than tổ ong rồi dùng nước rửa sạch để loại bỏ hết những tạp chất, mùn than. Còn với xơ dừa nên là loại đã phân hủy hết chất chát làm hại rễ cây, thường là xơ dừa 1 năm. Trộn đều chúng lên rồi đổ vào 2/3 chậu trồng cây. Trước khi trồng cây 1 tháng nên dùng vôi vãi xung quanh để hạn chế mầm bệnh cho cây.
Chậu trồng cây: Khi mua chậu nên chọn chậu có lỗ bên dưới. Nếu chậu có 1 lỗ thì phải đục thêm 2 đến 3 lỗ nữa để giúp cây thoát nước.
Cách trồng cây tùng: Đào một hố nhỏ ở giữa chậu vừa bằng với bầu đất. Đặt nhẹ nhàng bầu đất vào rồi vun đất xuống. Ấn nhẹ đất quanh gốc cây. Tưới luôn nước cho cây giúp cây nhanh bén rễ.
Cách chăm sóc cây tùng
Tưới nước: Muốn cây sinh trưởng tốt thì phải tưới nước cho cây. Cây con mới bắt đầu trồng nên tưới nước hàng ngày. Vào những ngày nắng nóng nên tưới vào buổi sáng sớm hay lúc chiều tối. Cần tăng lượng nước, phải đảm bảo cây lúc nào cũng đủ độ ẩm để lớn nhanh.
Sâu bệnh: Những cây tùng trồng ở nơi có nhiều bóng mát thường hay bị đen lá và thân cây. Khi đó, chúng ta phải đưa chúng từ từ ra nắng. Không được đưa ra nắng luôn tránh trường hợp cây bị sốc nhiệt mà lụi dần. Với những chậu tùng được trồng lâu năm rồi thì bón phân dinamic để cây thay lá già .
Bệnh mốc rễ trắng thường xuất hiện ở những cây trồng ở nơi râm mát. Dùng bàn chải mềm cọ hết phần trắng đi rồi để ở nơi khô thoáng. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc diệt nấm để bôi vào sau khi đã cạo hết lớp mốc trắng. Sau đó, chúng ta để cây ra ngoài chỗ thoáng.
Bệnh rệp trắng lá tùng: nên tìm mua thuốc ở cửa hàng bảo vệ thực vật rồi phun vào cây.